Thực hư phương pháp trị mụn bằng trứng gà luộc
Thời gian gần đây, rộ lên đoạn clip chia sẻ phương pháp trị mụn bằng trứng gà luộc nóng, nhiều chị em phụ nữ bắt đầu áp dụng và truyền tay nhau phương pháp này.
Theo phương pháp này, không cần dùng kem bôi trị mụn mà chỉ với 1 quả trứng gà luộc, bạn có thể đánh bay mụn đầu đen trên da mặt. Theo đó, trứng gà sau khi luộc lên, bóc vỏ, rồi lăn quả trứng vẫn còn nóng hổi lên vùng da bị mụn cho đến lúc trứng nguội. Khi tách lòng trắng trứng ra, những nhân mụn sẽ dính ở trên mép của lòng đỏ.
Tuy nhiên, thực hư phương pháp trị mụn này thế nào và hiệu quả thực sự ra sao vẫn chỉ là một nghi vấn.
TRỊ MỤN BẰNG TRỨNG GÀ - CHƯA CÓ CƠ SỞ KHOA HỌC CHỨNG MINH
Theo PGS TS Nguyễn Duy Thịnh (Viện Công nghệ sinh học và Thực phẩm - Đại học Bách Khoa) xác nhận hiện chưa có nghiên cứu nào chứng minh phương pháp trị mụn bằng trứng gà luộc mang lại hiệu quả.
Thực hư phương pháp trị mụn bằng trứng gà luộc
"Thực chất, phuơng pháp trị mụn bằng trứng gà luộc chỉ được các chị em phụ nữ truyền tai nhau thực hiện, còn đến nay chưa có nghiên cứu nào chứng minh điều này. Bởi trứng gà luộc dù đang nóng cũng không thể hút mụn đầu đen, thậm chí, nếu trứng quá nóng, khi đưa lên da mặt nhạy cảm, còn có thể gây bỏng da và tổn thương da." - PGS TS Nguyễn Duy Thịnh cho hay.
Đồng quan điểm trên, Lương y Vũ Quốc Trung chia sẻ: "Đây chỉ là kinh nghiệm được truyền miệng trong một bộ phận chị em phụ nữ. Còn việc trị mụn dùng trứng gà luộc với cơ chế hút mụn của trứng có hiệu quả hay không thì chưa có nghiên cứu nào giải thích. Lòng trắng thực chất là chất Abumin - một loại chất đạm, không có tác dụng hút mụn, kể cả lúc bị làm nóng".
Cũng theo Lương y trên, vì phương pháp làm đẹp này không có cơ sở khoa học, nên các chị em không nên tin tưởng vì nó còn có thể gây hại cho da. Để ngừa mụn nên chăm sóc da và làm sạch da với sữa rửa mặt thảo dược sẽ tốt hơn, thay vì tin vào các phương pháp trị mụn thiếu khoa học.
"Trứng luộc thực chất không có tác dụng gì quá quan trọng với việc làm đẹp da mặt. Thậm chí, nếu da mặt không sạch hoặc vùng da bị xây xát, trứng có thể gây nhiễm trùng cho da"- Lương y Trung nói.
TRỨNG GÀ LUỘC NÓNG THẬT SỰ CÓ KHẢ NĂNG HÚT MỤN?
Theo PGS TS Nguyễn Duy Thịnh, trứng gà luộc khi nóng chỉ có khả năng truyền nhiệt, nó không hề có khả năng hút mụn như lời đồn thổi.
"Trong dân gian, cũng có một số kinh nghiệm chườm nóng bằng trứng gà được nhiều người sử dụng và khá hiệu quả, như trong việc làm giảm những vết bầm tím, tụ máu, sưng u….Người ta lấy quả trứng luộc còn đủ ấm lăn trên da sẽ có tác dụng làm ấm da, thanh nhiệt và giảm hiện tượng tụ máu." - PGS TS Nguyên Duy Thịnh nói.
Trên thực tế, một số người đã thực hiện phương pháp trên và đưa ra kết luận trứng gà luộc không hề hút được mụn đầu đen. Theo đó, các hạt li ti có trong lòng đỏ của trứng gà không phải là nhân mụn đầu đen được hút ra, mà chỉ là phần lòng đỏ trứng bị vón cục do quá trình lăn tác động lên lòng đỏ nóng. Kết quả này cũng tương tự khi bạn lăn trứng trên các vùng da khác không có mụn đầu đen. Thay vào đó, bạn nên tham khảo các sản phẩm trị mụn hiệu quả Codobye.
Trứng gà luộc không hề hút được mụn đầu đen
LỜI KHUYÊN DÀNH CHO PHÁI ĐẸP
Lương y Vũ Quốc Trung khuyến cáo, những kinh nghiệm truyền miệng thì có thể tốt với người này, nhưng không tốt với người khác, thậm chí còn gây hại. Vì vậy, các chị em không nên quá tin tưởng và lạm dụng những phương pháp làm đẹp truyền miệng như trên.
"Nếu da mặt bị mụn, bạn nên đi khám da liễu, các bác sĩ chuyên khoa sẽ đưa ra những chỉ dẫn cụ thể. Không nên nghe theo mách bảo của nhiều người để đến khi tự làm hại đến da mặt" - Lương y Vũ Quốc Trung chia sẻ.
Kết lại, làm đẹp là việc làm tất yếu với chị em phụ nữ, nhưng không phải bất kể ai nói cũng nghe theo, cũng làm theo. Đặc biệt là những phương pháp làm đẹp truyền miệng chưa được kiểm chứng, vừa mất thời gian lại không có hiệu quả.
Bên cạnh đó, bạn có thể điều trị mụn đầu đen bằng nhiều cách khác như điều chỉnh chế độ sinh hoạt hợp lí, sử dụng các loại thảo dược chuyên dùng trị mụn hoặc đến các bác sĩ da liễu để được tư vấn cụ thể.
Lưu ý: Các chia sẻ trên hiệu quả thực tế còn tuỳ theo cơ địa của mỗi người.