Chăm sóc da sau nặn mụn không để lại sẹo thâm
Da sau khi nặn mụn sẽ trở nên vô cùng nhạy cảm, những tác động bình thường cũng có thể làm da tổn thương sau khi nặn mụn. Vì thế, trong quá trình chăm sóc da đặc biệt là khi mới nặn mụn xong, chúng mình cần chú ý ghi nhớ những quy tắc sau:
1. Đảm bảo đã lấy hết nhân mụn
Nguyên tắc đầu tiên là hãy đảm bảo mụn đã được lấy hết nhân và không nặn những mụn chưa chín cồi. Chỉ cần một lượng nhỏ nhân trắng còn sót lại thì mụn sẽ sớm phát triển trở lại, đồng thời những vi khuẩn từ những mụn này còn có thể lây lan sang những vùng da bên cạnh và tiếp tục hình thành những nốt mụn mới.
Bên cạnh đó, cũng cần lưu ý không nên nặn mụn quá mạnh để tránh gây tổn thương da. Nên thực hiện đúng vị trí và dùng đủ lực để lấy nhân. Khi lấy mụn, nếu thấy có một chút dịch vàng hoặc một chút máu xuất hiện chính là dấu hiệu chúng ta đã lấy được hết nhân mụn. Những ai bị nhiều mụn nên thực hiện ở các trung tâm da liễu uy tín để hạn chế gây tổn thương da và hình thành sẹo mụn.
2. Xử lý tốt sau nặn mụn
Sau khi nặn mụn, sẽ có vài nốt mụn biểu hiện viêm và sưng đỏ, vì vậy làm dịu da là việc đầu tiên chúng mình cần làm. Khi vừa lấy đi các nhân mụn về, nên rửa mặt lại một cách nhẹ nhàng với nước sạch, sau đó dùng bông tẩy trang để thấm khô da.
3. Ngăn sẹo hình thành
Sau bước làm dịu da, việc ngăn ngừa hình thành sẹo tại nhà là nguyên tắc tiếp theo chúng mình cần chú ý. Sau khi nặn mụn 2-3 ngày, lúc mụn đã se và khô lại, chúng ta nên dùng các sản phẩm ngăn ngừa thâm, sẹo tại vị trí nặn mụn. Cũng có thể tham khảo ý kiến bác sĩ da liễu để sử dụng các loại kem trị thâm, trị sẹo đặc hiệu.
kem trị sẹo thâm Codobye Cream
Sau vài ngày nặn mụn sẽ xuất hiện lớp vảy tại những nốt mụn, không được cạy lớp vảy này vì sẽ làm da mất đi lớp bảo vệ, da dễ bị nhiễm trùng khiến vết sẹo lâu lành và tình trạng sẹo càng nghiêm trọng hơn.
4. Bảo vệ da
Sau nặn mụn, việc bảo vệ da trước những tác động của ánh nắng mặt trời và môi trường bên ngoài càng được chú trọng. Nên hạn chế ra ngoài trong những ngày đầu. Nếu bắt buộc phải ra ngoài, nên che chắn cẩn thận bằng khẩu trang, nón, áo chống nắng, kính chống bụi để ngăn ngừa bụi và giảm tác hại của tia UV lên da.
5. Uống đủ nước, ngủ đủ giấc
Để mau lành vết thương, bên cạnh những chăm sóc trực tiếp trên mặt, chúng ta cũng cần phải đảm bảo chế độ sinh hoạt lành mạnh khoa học như ăn uống đủ chất. ăn nhiều rau xanh và trái cây, ngủ đủ giấc, uống đủ nước. Việc này không chỉ tạo điều kiện cho da lành vết thương mà còn tăng cường sức khỏe, hạn chế tái phát mụn. Nên cần tránh những đồ cay nóng, chất kích thích, căng thẳng hoặc thức khuya.
CÁC BƯỚC CHĂM SÓC DA CẦN THIẾT TRONG TUẦN ĐẦU SAU KHI NẶN MỤN
1. Ngày đầu tiên sau khi nặn mụn
-
Không sờ tay trực tiếp lên da
Nặn mụn đã gây chảy máu và để lại những vết thương hở trên da, do đó việc phải giữ vệ sinh khu vực này thật sự rất cần thiết. Vì tay của chúng ta thường chứa rất nhiều bụi bẩn và vi khuẩn nên việc để tay chạm lên vùng da bị thương sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm trùng. Việc đưa tay chạm mặt cũng sẽ làm những vết thương lâu lành và dễ để lại sẹo.
Chúng mình cũng cần chú ý không để tóc, mền gối chạm vào da mặt sau nặn mụn để hạn chế nguy cơ viêm nhiễm.
-
Không dùng sữa rửa mặt
Làn da sau khi nặn mụn sẽ cực kỳ nhạy cảm. Vì thế, khi rửa mặt bạn cần nhớ chỉ nên massage một cách nhẹ nhàng với nước và không dùng sữa rửa mặt trong ngày đầu nhé.
-
Tạm ngưng sử dụng toner
Các chuyên gia da liễu khuyên rằng trong 1 - 2 ngày sau khi nặn mụn chúng ta nên tạm ngưng sử dụng nước hoa hồng. Những sản phẩm này thường chứa cồn hoặc các thành phần có tính chất tẩy nên sẽ dẫn đến tình trạng kích ứng hoặc khô da.
-
Không trang điểm quá dày
Sau khi nặn mụn, làn da của bạn cần được nghỉ ngơi, phục hồi nên việc áp một lớp trang điểm quá dày sẽ làm bít tắc lỗ chân lông làm mụn tái phát. Ngoài ra, sử dụng nhiều loại mỹ phẩm lên làn da đang có những vết thương hở do nặn mụn sẽ khiến da dễ bị kích ứng, làm nặng thêm tình trạng sưng, viêm và thâm, sẹo.
-
Hạn chế đi massage mặt hoặc xông hơi
Da vào thời điểm ngày đầu sau nặn mụn này đang rất nhạy cảm nên cần tránh các hoạt động trên vì sẽ tác động trực tiếp lên da. Bên cạnh đó, cũng cần chú ý luyện tập thể thao vừa sức và chuẩn bị khăn sạch để thấm hút, hạn chế đổ mồ hôi nhiều trên mặt.
2. Ngày 2 - 3 sau khi nặn mụn
- Không nên tẩy tế bào chết
Tẩy tế bào chết là việc không nên sau khi nặn mụn 2 - 3 ngày vì sẽ khiến lớp bảo vệ da bị bào mòn. Lúc này, da chúng ta đang nhạy cảm nên chỉ ưu tiên những động tác nhẹ nhàng. Tẩy tế bào chết sẽ làm da càng trở nên dễ kích ứng, khiến mụn vừa nặn khó lành, thậm chí mọc thêm mụn mới.
- Bôi kem trị thâm và trị sẹo
Trong ngày thứ 3 sau khi nặn, sau bước làm sạch thì chúng ta nên dùng kem bôi chống sẹo và thâm, giúp mau lành vết thương và hạn chế tình trạng thâm, sẹo.
-
Tránh ánh nắng mặt trời
Hạn chế các hoạt động tiếp xúc trực tiếp với mặt trời vì làn da lúc này sẽ bị nhạy cảm hơn với ánh nắng mặt trời, từ đó da dễ bị tổn thương và đồng thời nốt thâm sẽ lâu mờ hơn.
3. Sau khi nặn mụn 4 - 7 ngày
- Tạm ngưng các phương pháp điều trị da khác
Trong tuần đầu sau khi nặn mụn, hãy tạm ngưng thực hiện các điều trị can thiệp khác lên da như laser, tẩy lông... Việc trì hoãn này giúp da có thời gian phục hồi, lành vết thương và khỏe mạnh hơn. Nếu cố gắng thực hiện các điều trị thô bạo lên da đang nhạy cảm sẽ không chỉ không đạt được hiệu quả mong muốn, mà còn có nguy cơ gây hại thêm cho da.
Nặn mụn là phương pháp điều trị da ngày càng phổ biến khi chúng ta gặp phải tình trạng mụn trứng cá. Tuy nhiên, chúng mình cần chú ý đảm bảo các bước chăm sóc da đúng cách sau nặn mụn để hạn chế các di chứng thâm, sẹo.